Làng Xuân Tảo Sở Xuân_La_(phường)

Làng Xuân Tảo Sở nằm ở phía nam của phường Xuân La.

Lịch sử

Xuân Tảo Sở, cùng với Quán La Sở là một trong 43 sở đồn điền trong cả nước được vua Lê Thánh Tông cho lập năm Hồng Đức 12 (1481), với tên gọi ban đầu là Minh Cảo Sở[6]. Cũng có tài liệu cho rằng Xuân Tảo Sở, còn gọi là làng Sở, vốn là một đồn điền lập ra trên phần "ruộng quốc khố" (ruộng) từ thời Lý - Trần, do nhà nước chiêu tập các tù binh (vào thời Lý - Trần là các tù binh Chiêm Thành), các tội nhân, những người mắc nợ hoặc dân nghèo khó (thời Lê) về khai phá. Xuân Tảo Sở là đồn điền của nhà nước nên có đến 734 mẫu ruộng công. Đồn điền này gồm hai bộ phận cư dân là Xuân Tảo Sở (hoặc Tảo Sở, tức sở Xuân Tảo, để phân biệt với xã Xuân Tảo nay là phường Xuân Tảo) và Vệ Hồ, sau tách ra thành hai thôn riêng.[10]

Đầu thế kỷ 19, Xuân Tảo Sở thuộc tổng Minh Cảo, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm 1831 thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Năm 1915, làng Xuân Tảo Sở được cắt về tổng Trung huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Năm 1942 thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội.[10]

Cổng chùa Vạn Niên

Xuân Tảo Sở là làng nhỏ, năm 1926 chỉ có 154 nhân khẩu. Các họ gốc của làng là họ Phương, họ Ngô, họ Nguyễnhọ Trần, ngoài ra còn có họ Lê, họ Vũ... Trai đinh trong làng xưa được chia làm 4 giáp: Nhất, Nhì, Tam, Tứ.[10]

Trước Cách mạng tháng Tám (1945), dân làng Xuân Tảo Sở làm nghề nông, gồm cấy lúa, trồng màu và trồng cây thuốc lá, không có nghề các phụ. Một số gia đình săn bắt các loại chim quanh hồ Tây, rất ít người sống bằng nghề đánh bắt cá.[10]

Hai làng Xuân Tảo Sở và Vệ Hồ có chung các công trình tín ngưỡng như đình, chùa. Hội làng trước đây mở vào tháng hai, có tục bơi chải trên hồ Tây và thổi cơm thi.[10] Đình Xuân Tảo Sở đã bị cháy trong thời Pháp chiếm Hà Nội, chỉ còn chùa Vạn Niên nằm bên hồ Tây.[6]

Chùa Vạn Niên

Chùa Vạn Niên được dựng vào năm Giáp Dần niên hiệu Thuận Thiên (1014), ban đầu có tên là "Vạn Tuế". Sau đó, chùa được mở rộng, trở thành một trong những chùa có quy mô lớn ở Thăng Long. Một trong số các sư trụ trì của chùa là tăng sư Thảo Đường, từng sang Chiêm Thành truyền đạo, đã được Lý Thánh Tông phong làm quốc sư, lập ra thiền phái Thảo Đường, kết hợp giữa ba phái: thiền tông, tịnh tôngmật tông, thiền phái này được các vua Lý từ Thánh Tông đến Cao Tông ủng hộ.[10][11]

Chùa có kết cấu chữ "Đinh", gồm 5 gian bái đường và ba gian thượng điện. Chùa đã được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa năm 1996.[11]

Đến nay, chùa còn lưu giữ 46 pho tượng, hai quả chuông đồng, 11 đạo sắc phong, và nhiều đồ thờ tự có giá trị văn hoá - lịch sử.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xuân_La_(phường) //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://gis.chinhphu.vn/vbdmap.aspx?l=9&kv=2329679.... http://hanoibus.com.vn/Default.aspx?pageid=263&mid... http://www.hanoibus.com.vn/Default.aspx?pageid=253 http://hanoimoi.com.vn/forumdetail/1000_nam_thang_... http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_l... http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_l... http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_l... http://hanoimoi.com.vn/print/85671/print.htm http://hanoimoi.com.vn/print/88253/print.htm